Giới thiệu kỹ thuật thở cơ bản

Thở là một phương pháp vô cùng quan trọng trong hệ thống võ học nói chung và bộ môn Vịnh Xuân Quyền nói riêng. Thở có nhiều phương pháp nhưng lấy thiền làm cơ bản.

 

Thiền là gì?

Thiền còn có tên gọi là zen ( chân thiền)

Thiền là một công việc làm an định nội tâm, tu tập nội tâm mà không mang ý nghĩa hành động của bên ngài. Thiền là sự lắng nghe, tĩnh tại, điều hoà hơi thở, theo sự rèn luyện và tu hành. Thiền tạo ra sự lắng đọng trong tâm giúp cho tâm được bình, khí được hoà, cơ thể thêm sức sống, thiền giúp cho con người hiểu rõ và sâu về bản ngã của mình, từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh giúp con người thánh thiện chuẩn mực mà vẫn ung dung. Nhờ thiện bản ngã con người thay đổi, sự nóng vội sẽ được thay thế bằng sự bình tĩnh, sự kiêu ngạo sẽ không còn mà thay vào đó là lòng khiêm tốn vị tha, nói về thiền sẽ là vô cùng ta hãy tu tập cho tỉnh giấc.

Mục đích và ý nghĩa của thiền

Thiền giúp cho cơ thể được cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng phòng và chống bệnh tật với hiệu quả rất cao. Thiền giúp tăng nguồn năng lượng toàn thân thư thái. Tâm tư lắng đọng sâu sắc, cuộc sống luôn luôn an lành bởi cái tâm tịnh mà tâm tịnh thì tuệ phát. Khi tâm tịnh thì năng lực được phát triển, phát triển dần hỗ trợ cho trí não, nội tâm yên tĩnh và sáng suốt, giúp cho cách ứng xử trong cuộc sống khéo léo và tinh tế hơn, giúp nhân cách được hoàn thiện tạo nên một xã hội công bằng và văn minh.

Thiền có nhiều phương pháp như : hành thiền (thiền đi) toạ thiền (thiền ngồi), ngoạ thiền (nằm), trạm thiền (thiền đứng). Nhưng tập trung chủ yếu là tư thế toạ thiền. Toạ thiền có 2 tư thế đó là: bán già và kiết già, mỗi một tư thế phụ thuộc vào khả năng của từng người mà chọn tư thế cho thích hợp, ở đây lấy tư thế kiết già làm cơ bản.

Trong tư thế toạ thiền cần nắm bắt rõ nội dung và nguyên lý vận hành, cụ thể chi tiết tránh những tình huống tập sai ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nội dung cơ bản được chia làm 3 phần:

1. Điều thân

Là phần đầu cơ bản xuyên suốt trong quá trình thiền. Sau khi khởi động và xoa bóp chân tay, tạo sự lỏng mềm của cơ thể giúp cho tư thế không bị co cứng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thiền. Yêu cầu cơ thể luôn lỏng mềm giúp khí huyết được lưu thông và thời gian ngồi được thoải mái. Yêu cầu bụng lỏng, lưng thẳng giúp cho mạch nhâm, đốc dễ được đả thông, bởi nhâm mạch và đốc mạch quản lý toàn bộ 12 kinh trong cơ thể, ngồi vuông lưng, đầu lỏng và thẳng vuông góc với chân tạo thành đường vuông góc 900 sau đó hai chân vắt chéo nhau, chân nọ vắt lên chân kia đó là tư thết kiết già, ngón tay cái chạm vào ngón trỏ, 3 ngón còn lại thẳng và lỏng, đặt 2 bàn tay lên đầu đùi, mắt nhắm (hay còn gọi là bế mục) lưỡi cong đặt lên hàm trên giữa 2 răng cửa chỗ đó là huyệt ngân giao, tư thế điều thân được chuẩn thì phần tiếp theo là điều tâm.

 

2. Điều tâm

Tiền nhân có câu “Tâm viên ý mã ” ý nói tâm như con vượn, ý như con ngựa, không có ý thức rất khó kiểm soát luôn trong trạng thái động cho nên khi thở tâm phải định, ý phải tĩnh, mọi tạp niệm có thể xuất hiện trong cơ thể ở nhiều góc độ khác nhau, nếu tâm không vững khí sẽ bị tán loạn dẫn đến khả năng hôn trầm buồn ngủ cho nên việc điều tâm là một quá trình không đơn giản, bản thân người tập thiền phải tập trung cao điểm nhưng không cố gượng ép mà phải dùng ý khiến toàn thân lỏng mềm đưa cơ thể vào trạng thái thở tự nhiên, để đạt hiệu quả cao trong khi thở và đẩy lui những ảo giác. Người tập nên chú ý hay nghĩ tới một điểm nào đó làm trọng tâm để toàn bộ cơ thể và hơi thở lấy đó làm cái đích để đến, với phương châm dùng ý dẫn khí người tập có thể quán tường hơi thở của mình theo một vấn đề cụ thể như luôn luôn tâm niệm bằng câu: “ý thủ đan điền” mà đan điền là gốc của nguồn tích luỹ năng lượng, là bể chứa khí, tăng cường trữ lượng, cung cấp cho tim. Điều tâm là một trong 3 phần quan trọng đưa người tập đến thành công nên cần chú ý.

3. Điều tức

Hay còn gọi là thổ (thở ra) nạp (hít vào) đây là quá trình trao đổi oxi trong cơ thể nhằm mục đích tăng cường sự hoạt động và phục hồi ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận) thở tuy đơn giản nhưng đòi hỏi ý chí cao, đòi hỏi người hành thiền phải thắng được chính bản thân mình. Khi thiền tâm phải tĩnh và định, cố gắng loại bỏ những tạp niệm trong não, dùng ý kiểm soát hơi thở. Trong khi thở phải lưu ý thở ra bụng xẹp xuống, hít vào bụng phình ra với nguyên tắc thở: sâu, chậm, đều và êm, sức thở càng lớn nguồn năng lượng càng tăng giúp cơ thể minh mẫn, tráng kiện, thở là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, chỉ cần mất hơi thở trong vài phút là nguy hại đến tính mạng, khi thở oxi được phổi hấp thụ và được máu đưa đi khắp cơ thể nhất là đưa lên não, nếu thiếu oxi não, não sẽ bị tổn thương. Hơi thở có thể điều khiển thần kinh ý thức và thần kinh vô thức, ngài sự trao đổi dưỡng khí O2 và thán khí CO2 được luôn luôn tốt hơn, phổi cũng được rèn luyện dẻo dai hơn, tránh được những bệnh như viêm phổi, lao phổi. Nếu hơi thở được rèn luyện thường xuyên, chính nó sẽ giúp phát huy khả năng tiềm ẩn cơ thể, sức tỉnh giác được hiện diện thường xuyên sẽ tạo nên nhân điện (điện sinh học dần dần cho cơ thể, nhân điện làm cải thiện sức đề kháng) ngài ra hơi thở sẽ tạo nguồn lực lớn tăng khả năng hoạt động của nội tạng, tạo sự đàn hồi khi cơ thể bị va đập, thở chính là gốc của người luyện nội công, thở là phương pháp dưỡng sinh tốt nhất.

 

Hải Phòng, ngày 09 tháng 05 năm 2012

Chủ nhiệm võ đường 

Võ sư Phạm Tuấn Dũng