THIỀN VÀ BẢN NGÃ

Nắng chiều tan dần về phía tây, những làn gió thổi nhè nhẹ những rặng cây xanh phủ bóng xuống sân chùa, những tiếng cười đùa vui vẻ, bình yên và tĩnh tại trong chốn thiền môn, chùa Linh Quang như một ngôi nhà chung của bao con người.

Từ những sinh viên đại học đến những doanh nhân thành đạt và cả những người trong mình đầy những bệnh tật cùng một suy nghĩ đến đây tu tập thêm sức khỏe để học tập và làm việc. Sau tiếng chuông chùa mọi người bắt đầu tĩnh tọa ngồi thiền, dù cuộc sống bộn bề, hối hả, nhưng những trái tim ngồi đây vẫn từ từ thở. Hơi thở cứ đều đều nhưng đẩy tan đi những ưu phiềm nơi chốn hồng trần đầy những mưu toan và phàm tục. Chỉ có những lúc này nơi thanh tịnh của cửa thiền, mọi người mới tìm thấy trong những giây phút thanh thoát không vấn vương, không ưu phiền, phải chăng đó là bản ngã mà con người vốn có nhưng vòng xoáy của cuộc sống đã cuốn phăng đi dù biết rằng những giá trị của thiền là vô tận, nó giúp khí huyết lưu thông tăng cường sức khỏe, cường tim mạnh cốt, nhưng cuộc sống còn biết bao việc phải làm, công danh sự nghiệp, nhưng chỉ có những lúc được tề tựu bên nhau, hàn huyên trò chuyện thì thiền đã mang lại cho mọi người càng hiểu sâu về đạo dưỡng sinh và cái tâm thiện. Thiền không phải là linh thiêng hay huyền bí mà chỉ là phương pháp thở của phật môn mà thôi, nhờ thiền tâm bình khí hòa, mạch máu vận hành lưu thông, cơ thể vốn nhờ khí mà tồn tại, khí mất thì vạn vật đều không còn sự sống, biết bao con người đã trải qua những căn bệnh hiểm nghèo, cũng chính nhờ thiền bệnh lao phổi mãn tính, cơ thể suy nhược, có những người còn cắt đi 1/3 lá phổi nhưng nhờ tu tập vẫn sống và làm việc, có thể khẳng định thiền là một phương thuốc tốt nhưng nó chỉ đến với những ai hiểu và yêu mến nó bởi lẽ trong khí có năng lượng mà năng lượng chính là vật chất, người tập thiền sẽ biết cách đưa vật chất của thiên nhiên vào cơ thể mình để chuyển hóa nó giúp cơ thể phục hồi chức năng và nuôi dưỡng cơ thể. Con người có 2 mạch nhâm đốc và 12 kinh cùng bát mạch kỳ kinh, lục phủ ngũ tạng là những cơ quan làm việc giúp cho cơ thể tồn tại, bình thường cơ thể con người chứa đựng 4,5 đến 5 lít oxi thì người tập thiền cơ thể chứa đựng một lượng oxi lớn hơn nữa, nài chứa đựng oxy tại 2 lá phổi thì người tập thiền còn chứa đựng một trữ lượng lớn oxy tại đan điền tức (Bàng Quang) hoặc các phủ tạng khác bằng cách làm lỏng nội tạng bằng phương pháp thiền.

 

Những người bình thường có thể chỉ thở bằng phổi nếu cơ thể đòi hỏi sự cung cấp máu nhiều hơn thì khả năng vận hành là không thể vì vậy những căn bệnh như đột quỵ tim, thiếu máu não và huyết áp cao sẽ xảy ra và nguy hiểm đến tính mạng hoặc khí trong phổi yếu sinh ra phổi hư thì tâm chắc chắn bị ảnh hưởng. Bởi tâm và phế có quan hệ mật thiết. Phế tàng khí, tâm chủ  vận hành nếu phế khí hư thì tâm khí cũng hư tạo thành hội chứng “tâm phế khí hư” chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cơ thể. Thở có nhiều phương pháp, mỗi bộ môn đều có các phương pháp thở riêng theo đặc điểm và sự trải nghiệm của từng bậc thầy, cho dù là phương pháp nào thì thiền vẫn là một liều thuốc quý, nhờ thiền nhiều người hay nóng giận sẽ nhẹ nhàng hơn, thay thế cho sự khô cằn sẽ là sự điềm đạm và tao nhã, cái tâm sẽ được đánh thức, tâm thiện sẽ tăng lên và việc ác sẽ bỏ đi. Con người sẽ hiểu rõ về mình hơn vậy thì cuộc sống bởi sân si ắt lòng không thất vọng. Tâm bệnh vì thế mà không phát, có lẽ đó là bản ngã đã được đánh thức nhờ thiền.

Tôi viết đôi điều nông cạn của mình cùng chia sẻ, với mọi người, kiến thức có hạn mong mọi người thông cảm và đóng góp ý kiến cho tôi. Tôi xin cám ơn!

 

Hải Phòng, ngày 16 tháng 4 năm 2013

Chủ nhiệm võ đường

Võ sư

Phạm Tuấn Dũng