Thở Và Sự Sống
Khi con người cất tiếng khóc chào đời thì bắt đầu thở và khi về cõi vĩnh hằng thì hơi thở cũng không còn nữa. Vậy thở là gì mà nó lại có tầm quan trọng đến thế? Và tác dụng của nó ra sao ?
Thở là gì? Thở là sự trao đổi chất giữa môi trường bên ngoài và các cơ quan trong cơ thể con người, là sự truyển hóa hô hấp, hấp thụ Oxi và đào thải Co2. Thở có nhiều phương pháp, và cũng có nhiều cách thở khác nhau. Người bình thường thì thở tự nhiên mà không có điều kiện và công thức nào, còn người luyện thở tức thuật đạo dẫn, thổ nạp thì phải thở theo một phương pháp nhất định dựa trên lý luận của y học và dịch học. Thở có thể nói là một thuật ngữ bình thường mà ta thường nói với nhau trong giao tiếp, hoặc về một vấn đề gì nhưng ở một góc độ khác. Thở chính là một phương pháp luyện khí công, khí công có một tầm quan trọng vô cùng lớn đối với sức khỏe, phòng và chống bệnh tật của cơ thể con người. Người bình thường sức chứa khí O2 trong hai lá phổi với dung tích là 4,5 lít đến 5 lít khí. Nhưng người tập luyện thở thì sức chứa có thể gấp 2 hoặc 3 lần. Sự sống của con người, của vạn vật có tồn tại được là nhờ có khí. Nếu khí không tồn tại thì vũ trụ cũng tiêu tan. Cơ thể con người nhờ khí để dẫn huyết vận hành, huyết là chất dinh dưỡng được hình thành từ thức ăn và ngũ cốc, nhờ khí mà chuyển động, chu lưu toàn thân đến các cơ quan trong nội tạng mà nuôi cơ thể. Khí O2 trong cơ thể có nhiều thì da dẻ sẽ tươi nhuận và hồng hào, tráng kiện. Nếu khí trong cơ thể ít hoặc yếu thì da thịt sẽ xanh xao gầy gò hoặc có thể gây ra nhiều bệnh tật khác như huyết áp, mất ngủ, thiếu máu tuần hoàn não. Tất cả đều do khí huyết mà tạo thành, chính vì vậy thuật đạo dẫn (Khí công) là một phương thuốc quý giúp cho con người tồn tại và khỏe mạnh. Trong quá trình luyện tập là quá trình trao đổi O2 và Co2 nhằm mục đích đào thải khí chất cũ ra ngoài và tăng cường lượng O2 mới vào trong. Các cơ quan trong nội tạng nhờ lượng O2 nhiều sẽ tăng cường chức năng làm việc và vận hành liên hoàn. Các chất dư thừa sẽ được đào thải qua đường hô hấp, tiêu hóa và tuyến mồ hôi ra ngoài. Các cơ quan trong nội tạng có quan hệ biểu lý chặt chẽ với nhau, như tâm với phế , can với đởm, tỳ với vị , thận với bàng quan, mệnh môn với tam tiêu. Nếu khí trong phổi yếu thì khả năng dẫn huyết giúp tâm điều hòa huyết mạch là không đủ có thể dẫn tới ứ huyết gây đột quỵ tim. Hoặc phế hư cũng gây cho tâm hư thành hội chứng tâm phế đều hư làm cho cơ thể sinh ra một số bệnh như ho lâu ngày, thở ngắn, trống ngực, sắc mặt trắng, có thể xuất hiện môi xanh tím chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược. Hoặc can thận âm hư, thận tàng tinh, can tàng huyết, thận thuỷ sinh can mộc, nếu thận âm hư, gây can huyết hư, tinh và huyết thuộc âm nên gọi là can thận âm hư sẽ gây ra các chứng như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau mạng sườn, lưng gối mềm yếu. Họng khô má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, phế đỏ không rêu mạch tế xác. Trong phương pháp đạo dẫn (thở, khí công) thận chẳng khác gì hai lá phổi, cũng thu nhận và thở để tiếp nhận khí tạo thành năng lượng. Nhằm nâng cao khả năng giao thông với tâm tránh tình trạng tâm thận bất giao. Thận thuộc thủy, tâm thuộc hỏa, tức âm dương tương tế, tiêu chưởng thì mới tồn tại và phát triển. Trong thuật đạo dẫn, mỗi một môn đều có những phương pháp khác nhau nhưng chung quy lại không ngoài tiêu chí thở nhẹ, đều, êm, sâu. Khi mới tập thở khí có thể chỉ vào thượng tiêu tức tâm phế, người tập nên kiên trì, nhẫn nại, tĩnh tâm điều hòa mà không được vội vàng khiến khí loạn phát tán. Muốn đạt hiệu quả phải qua vài ba tháng khí sẽ thông từ thượng tiêu tới trung tiêu rồi xuống hạ tiêu mà hạ tiêu là bể để chứa khí hay còn được gọi là đan điền. Đan điền luôn được tích lũy một lượng khí O2 dồi dào để tăng cường hỗ trợ cho các cơ quan khác nhằm mục đích phục hồi chức năng vận hành huyết mạch lưu thông tránh cho cơ thể xảy ra tình trạng khí huyết ngưng trệ. Khí trong đan điền càng dồi dào thì nguồn chân khí trong cơ thể càng vững mạnh giúp cho thần yên trí định. Khí huyết là nguồn năng lượng của sự sống nên người tập vững tâm mà tu hành. Khí lực trong cơ thể đầy đủ và sung mãn rồi thì người tập có thể dùng ý mà dẫn khí tới các kinh mạch vào huyệt đạo theo ý của mình để khai thác tiềm năng vốn có của cơ thể.
Khí bao trùm vũ trụ, khí là con đường duy nhất của sự sống mà sao ta lại không tu tập.
Vài lời thiển nghĩ mong các bậc thầy cao minh chỉ giáo thêm, các huynh đệ đồng đạo giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Hải Phòng, ngày 18/7/2014 Võ sư Phạm Tuấn Dũng Bạch Diện Cư Sĩ |