Vịnh Xuân - Sự ẩn tàng về quyền pháp

Từ lúc khai sơ, Vịnh Xuân vốn có nguồn góc từ Thiếu Lâm Nam phái do Ngũ Mai Lão Ni là một trong năm đại cao thủ còn sống sót sau một cuộc hoả thiêu thiếu lâm còn vào đời Càn Long nhà Thanh.

 

Nhằm tiêu diệt các môn đồ Thiếu Lâm có tư tưởng phản Thanh phục Minh và ngũ đại cao thủ đã may mắn thoát thân sau đó mỗi người ẩn cư một nơi, Ngũ Mai sư thái đã trọn núi đại Lương làm nơi tu Hành và duyên ngộ đã đến. Bà thu thập một người môn đồ có tên là Vịnh Xuân làm đệ tử. Ngũ Mai sư thái sau nhiều năm tu hành và bôn tẩu giang hồ bà đã nghiên cứu và sáng tạo bộ quyền pháp mới và lấy tên của môn đồ mình đặt tên nó là Vịnh Xuân quyền. Vịnh xuân quyền là môn nhu quyền, quyền pháp đơn giản, ngắn gọn, không hoa mỹ, nhưng người tập được nó nếu thiếu lòng kiên trì và một chữ nhẫn thôi thì kết quả cũng chẳng được như ý. Vịnh Xuân quyền pháp được chia thành hai phần hình và ý.

            A. Phần Hình gồm các thế căn bản như giao tay và giao tay gồm có đơn kiều, song kiều và một vài đường quyền căn bản  nhằm mục đích tạo ra sự lỏng mềm và cơ bắp giúp cho khí huyết được chu lưu. Trong đó phần quan trọng là phương pháp thiền. Thiền định là sự trao đổi giữa khí O2 và CO2 tăng cường khả năng đào thải độc tố và cân bằng chức năng sinh lý của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận). Bởi các cơ quan trong cơ thể có sự quan hệ biểu lý âm - dương chẳng hạn, phổi có chức năng chứa khí oxy, khí giúp tâm điều khiển và vận hành huyết mà gan chủ về tàng huyết, các cơ quan trong cơ thể được vận hành và phối hợp nhịp nhàng thì cơ thể ắt không sinh bệnh tật, ngoài  ra các đòn thế Vịnh Xuân thì mộc mạc, trong hệ thống căn bản các môn sinh được tập bài quyền đầu tiên (Thủ đầu quyền  "Tiểu Niệm Đầu").  Thủ đầu quyền cũng như các bài quyền khác như (tầm kiều, tiêu chỉ) không có nhiều chiêu thức, nên đơn giản và dễ tập. Vấn đề quan trọng là bài quyền đó ta có tập tới đỉnh cao của nó hay không? Chỉ có lòng kiên trì mới giúp người tập đạt được kết quả cao và cơ thể nhất định sẽ thay đổi, có thể bệnh tật giảm đi, sức lực khoẻ hơn. Vấn đề các đường quyền đó đơn giản vậy chẳng khác bài tập thể dục thì tại sao được gọi là công phu. Và khi gặp phải vấn đề bất chắc mà ta cần sử dụng thì ứng biến thế nào? Ngoài một số đòn thế được tạo ra cho các môn sinh tập luyện để bảo vệ thân thể thì tất cả chỉ là một phương pháp dưỡng sinh và đó là cái nhìn thực tế. Nhưng vì đơn giản đường quyền như vậy mà nghĩ như vậy thì sẽ là một sai lầm khi tập Vịnh Xuân quyền. Ngũ Mai sư thái sáng tạo bộ quyền thuật này dựa vào kinh nghiệm và kiến thức uyên thâm vô cùng. Bởi bản thân bà Ngũ Mai là một cao đồ của Thiếu Lâm, bà đã dầy công nguyên cứu, cái gì phức tạp được lược bỏ, và sự ngắn gọn quan trọng thì tạo thành quyền pháp. Sự tinh diệu của nó luôn luôn ẩn tàng mà người ngoài không nhìn thấy. Vì nó không phô diễn mà lấy hiệu quả là vấn đề.

            B. Phần ý : Bao gồm các kỹ thuật được tập đi tập lại, tạo ra sự khéo léo và tiến dần đến sự tinh xảo, cuối cùng ngộ được và tay biến hoá từ chiêu nọ đến chiêu kia mà không cần ý thức.  Vậy thì một đường quyền đạt tới một trình độ cao thì nó không còn đơn giản chỉ là nó. Mà lúc đó (tâm biến quyền phát). Chẳng hạn hai môn sinh tập du đẩy, chính là đang tập thuật (hoá kình) tiêu đả (Tiêu rồi đánh) hoặc tập tiểu niệm đầu, phần hình thì không có gì phức tạp, nhưng người tập trong thì luyện ý khí lực.  Ngoài thì luyện thân thủ bộ, bao gồm cả kỹ năng thiền định là cốt lõi khiến cành lá sum suê, giúp ý khí lực hợp gọi là  (nội tam hợp), ngoài thân thể thì gọi là (ngoại tam hợp), tạo thành lục hợp thì người tập đạt kết quả tốt. Tất cả các phương pháp được tập hợp thành một hệ thống, nếu người tập tu dưỡng tốt chắc công cũng thành, vì đường quyền đơn giản, ngoài sự dạy bảo của người thầy. Thì môn đồ cũng nên động tâm suy nghĩ để tìm ra chân lý của sự ẩn tàng.

 

Thiết nghĩ kiến thức còn nông cạn tôi cũng chỉ dám viết đôi điều để chia sẻ. Thiếu sót còn nhiều, mong các bậc thầy, các tiền bối, các huynh đệ đồng môn chỉ giáo, tôi xin lĩnh hội.

 

Hải Phòng, ngày  15 tháng 3 năm 2015 

Chủ nhiệm võ đường

Võ sư Phạm Tuấn Dũng

Bạch Diện Cư Sĩ